Một hệ thống ERP hiệu quả giúp ích gì cho CEO?

Nội dung 

Khi đã triển khai một hệ thống ERP phù hợp, đối với nhân viên hiển nhiên đây sẽ là một trong những công cụ vô cùng thiết yếu. Nhưng không phải ai cũng nhận ra, với cấp bậc quản lý, trưởng phòng, hoặc CEO, ERP cũng là công cụ phù hợp nhất để quản lý các quy trình vận hành, hiệu suất của nhân viên, cũng như theo dõi tình hình kinh doanh của công ty mình. Dưới đây là một số lợi ích mà CEO và cấp quản lý có thể tận dụng từ hệ thống ERP.

ERP giúp tiết kiệm chi phí

Để triển khai một hệ thống ERP bài bản, chủ doanh nghiệp phải cân nhắc một khoản ngân sách tương đối lớn ban đầu, tuy nhiên theo thời gian sử dụng, ERP lại giúp tiết kiệm chi phí cho công ty.

ERP giúp hoạt động vận hành mượt mà và hiệu quả hơn, đồng nghĩa với việc chi phí giảm và doanh thu sẽ tăng lên. Khi mọi hoạt động nội bộ đều hoạt động trơn tru, doanh nghiệp sẽ dễ dàng quản lý được chuỗi cung ứng hiện có, quản lý được quy trình lưu kho hiện tại (kiểm soát được hàng mất mát, hư hỏng, hết hạn, tối ưu không gian lưu trữ,…), giảm các khoản chi phí nhân công cho các tác vụ trung gian. Những cải tiến này đều giúp doanh nghiệp tăng trưởng hiệu quả hơn, cả về quy trình và doanh thu.

Hệ thống ERP có thể giúp quản lý toàn diện tất cả các hoạt động của công ty, tương ứng với việc doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được rất nhiều chi phí liên quan đến Công nghệ. Thay vì sử dụng nhiều phần mềm, nền tảng cùng nhiều bên cung cấp dịch vụ để đảm bảo hoạt động nội bộ, giờ đây chỉ cần một hệ thống, một máy chủ để quản lý tất cả bộ phận.

Hỗ trợ cải thiện Trải nghiệm khách hàng

Việc giữ cho khách hàng hài lòng là một trong những yếu tố tiên quyết trong kinh doanh. Khách hàng hài lòng sẽ giúp họ ở lại với doanh nghiệp lâu hơn, cũng như tăng khả năng giới thiệu thêm khách hàng mới. 

Mặc dù khách hàng gần như không tương tác với hệ thống ERP của doanh nghiệp (hoặc chỉ tương tác một phần), ERP lại giúp tăng cường trải nghiệm khách hàng theo những hướng khác.

Khi hoạt động doanh nghiệp được quản lý hiệu quả, doanh nghiệp có thể tập trung vào cải thiện các chính sách giá, cập nhật thông tin sản phẩm hoàn chỉnh, đồng nhất, cải thiện các quy trình chăm sóc khách hàng, hoặc tập trung vào  giải quyết nhu cầu khách hàng được hiệu quả và nhanh chóng hơn.Từ đây, trải nghiệm khi mua hàng của khách sẽ được cải thiện nhiều lần.

Báo cáo hiệu quả hơn nhờ hệ thống ERP

Trong thời đại thông tin thay đổi liên tục, việc nắm bắt từng chỉ số kinh doanh trong doanh nghiệp mình là yếu tố then chốt để đưa ra các quyết định chiến lược. 

Hệ thống ERP giúp tập trung toàn bộ dữ liệu của một công ty và CEO hoặc cấp quản lý có thể tổng hợp và truy xuất ra các báo cáo được cập nhật liên tục theo thời gian thực vô cùng nhanh chóng. Hầu hết các hệ thống ERP đều tích hợp sẵn hàng trăm mẫu báo cáo, hoặc cho phép người dùng truy xuất ra bất cứ thông tin nào mình cần để tổng hợp ra báo cáo phù hợp nhất với doanh nghiệp mình.

Báo cáo hiệu quả hơn, bao gồm các báo cáo tài chính chi tiết sẽ giúp doanh nghiệp định hình được tình hình thực tế, từ đó sẽ đưa ra các quyết định tài chính phù hợp nhất.

ERP giúp thông tin minh bạch, rõ ràng hơn

Một doanh nghiệp với quá nhiều luồng thông tin ẩn sẽ gây khó khăn cho quá trình quản trị. Hệ thống ERP sở hữu một trong những tính năng tuyệt vời nhất: truy cập bất cứ luồng thông tin quan trọng nào trong doanh nghiệp, nhờ vào khả năng theo dõi và xuất dữ liệu theo thời gian thực, giúp nhân viên, trưởng phòng, giám đốc dễ dàng nắm bắt thông tin, hiệu suất làm việc cá nhân của từng nhân viên. Giờ đây, doanh nghiệp sẽ không còn tình trạng quản trị mờ như trước.

ERP mang đến sự minh bạch trong công việc, và trở thành một trong những nền tảng quan trọng nhất để toàn thể nhân viên cùng làm việc. Nhờ khả năng tiếp cận với những thông tin phù hợp và quan trọng nhất (vd: tình trạng đơn hàng, thông tin nhà cung cấp, công nợ,…), nhân viên giờ đây có thể xúc tiến các công việc đang dang dở, thay vì phải chờ đợi phản hồi của các bộ phận liên quan về trình trạng hàng hóa và công việc. Với bộ phận quản lý, CEO và chủ doanh nghiệp nói riêng, mọi thông tin phát sinh trên ERP đều sẽ được ghi nhận và dễ dàng truy vết hơn, khiến mọi tác vụ đang diễn ra trong công ty đều hiển thị rõ ràng. Việc này sẽ dẫn đến lợi ích lớn nhất như mục tiếp theo.

Giúp đưa ra các quyết định thông minh

Với vai trò CEO/giám đốc của một doanh nghiệp, vị trí lãnh đạo đôi khi phải đưa ra những quyết định sáng suốt, thậm chí một số quyết định vô cùng khó khăn. Đây không phải chuyện đơn giản, vì chỉ với một quyết định sai lầm có thể gây ra ảnh hưởng vô cùng lớn đối với toàn bộ công ty hoặc khiến doanh thu sụt giảm trầm trọng.

Nhưng giờ đây, với hệ thống ERP, doanh chủ (chủ doanh nghiệp) có thể nhìn được một bức tranh toàn cảnh, cũng như xem xét được từng ngóc ngách của công ty mình. Những thông tin rõ ràng, minh bạch và mang tính chiến lược này sẽ giúp CEO đưa ra quyết định thông minh, phù hợp với tình hình thực tế và định hướng phát triển và xu hướng của thị trường. Chủ doanh nghiệp cũng sẽ tự tin hơn với những quyết định của mình khi đã có đầy đủ số liệu cần thiết, và cũng sẽ nhìn ra được những hướng đi mới phù hợp hơn. 

Nắm bắt thông tin, quyết định thông minh.

Để tổng kết, ERP là một trong những công cụ cần có trong doanh nghiệp, mang vai trò chiến lược trong việc phát triển kinh doanh, giúp phân tích, đánh giá, định hướng cho các quyết định của bộ phận quản trị. Giờ đây, khi doanh nghiệp đã sẵn sàng, hãy tham khảo thêm bài viết Làm thế nào để chọn lựa một hệ thống ERP phù hợp để có thể đầu tư ngay cho doanh nghiệp bạn.



7 Điều Làm Nên Sự Phát Triển Bền Vững Của Một Doanh Nghiệp